A Vietnamese Woman’s Experience of the Arab Spring

1947577_10203237474119981_1557351267_nCultural Detective Vietnam co-author, Phuong-Mai Nguyen, spent eight months traveling through 13 countries, tracing the path of Islam from Saudi Arabia to East Asia. She chronicled her journey here on this blog. Mai traveled alone, during the height of the Arab Spring, amidst so many changes and so much turmoil. She met hospitality everywhere she went, learned a whole lot, and fell in love with the people and places.

Mai has just launched her Vietnamese-language book (two, actually) about her journey. The English edition will debut in October. Be sure to catch her powerful short video, below.

Happy International Women’s Day

473_485282898203686_1761119145_n(Vietnamese follows English)

I hate today, March 8th, which is called the International Women’s Day. While it does not make much sense in other countries, in Vietnam it makes me think that I am praised for the WHOLE DAY because I have been disadvantaged, marginalized, looked down on, and treated unfairly for the rest of the year, so today I can be patronized and my head can be patted on with a hidden patriarchal message: “See! Half of the world; you are not forgotten yet!”

This picture says it all. Born and raised in Vietnam, I have never seen a woman who only lives as a housewife. Vietnamese women always work, and work harder than men. They are expected to be super beings, that is, to “excel at work and be perfect at home.” I’m not exaggerating. This is the official motto of the Vietnamese National Women Association: “Gioi viec nuoc. Dam viec nha.” I suspect that this association is secretly run by men whose plot is to exploit women by telling them that in order to be a real woman, she needs to be earn money like a proper breadwinner, take care of the whole family like a respective full time working nanny, and still, be charming, sexy, obedient, and submissive towards her husband.

I long for the day this stupid March 8th will disappear like a remnant of a time when women have 1 out of 365 days to be remembered as proper humans.

Tôi ghét cay ghét đắng ngày 8/3. Nó làm cho tôi có cảm giác rằng mình được tôn vinh trong ngày này vì 364 ngày còn lại của năm mình đã bị đối xử tệ bạc, không công bằng, không được nhìn nhận đúng đắn hoặc không đực đánh giá đúng mức. Thế cho nên ngày hôm nay tôi được tặng này tặng nọ và được vỗ đầu với một cái thông điệp nặng mùi gia trưởng: “Đấy nhé! Một nửa thế giới! Các cô có hẳn một ngày…”Cả đời tôi chưa bao giờ thấy một người phụ nữ Việt Nam chỉ ở nhà làm nội trợ. Mẹ tôi thậm chí còn bĩu môi dè bỉu một cô em họ rằng “nó chẳng làm gì chỉ biết ở nhà ôm con”. Phụ nữ Việt Nam lúc nào cũng làm việc cật lực. Từ lúc sinh ra, họ đã bị cả xã hội mong chờ sẽ trở thành những siêu nhân, vừa phải “giỏi việc nước”, vừa phải “đảm việc nhà”. Đây thậm chí là một khẩu hiệu của Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việtnam, cái hội sinh ra để bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ nhưng tôi chắc chắn rằng nó đang được quản lý bởi một tổ chức bí mật của đàn ông nhằm bóc lột phụ nữ bằng cách làm cho họ lú lẫn mà tin rằng: Để có thể làm một người phụ nữ hoàn hảo thì cô phải vừa kiếm ra tiền như một người lao động chân chính, vừa quán xuyến việc nhà như một Ô sin mẫu mực, đấy là chưa kể phải vừa quyến rũ, nghe lời, gọi dạ bảo vâng, ngoan ngoãn với đức ông chồng của mình.Đến bao giờ cái ngày chết tiệt 8/3 biến mất? Đến bao giờ đàn bà nước tôi mới hết “được” “tôn vinh” một ngày để tiếp tục đầu tắt mặt tối hai tay hai súng 364 ngày còn lại?P/S sorry, quên mất! Thậm chí trong cái ngày được tôn vinh đấy phần lớn phụ nữ vẫn hào hứng khẳng định vai trò của mình bằng cách ngày thường cắm hoa đẹp rồi thì 8/3 cắm hoa đẹp hơn, ngày thường nấu ăn ngon rồi thì 8/3 nấu ăn ngon hơn…

PP/S. Việc ở nhà chăm sóc gia đình phải được coi là một nghề (cho bất kể đàn ông hoặc đàn bà), nhưng không ai trên đời có quyền yêu cầu một người bình thường phải vừa làm đàn ông vừa làm đàn bà. Hết.

What also makes people discriminate?

(Tiếng Việt ở dưới cả nhà ạ)

I choked when this picture popped up on my Facebook wall, claiming that Muslims are being oppressed in Vietnam. Within the last few days, almost 4000 people have shared the photo. By now, those who genuinely believe that the Muslims in my country are being rope tied to each other, forced to kneel down, and threatened with knives could be a million. And the number rolls on! Uncontrollably!

There is no doubt that social media is a monstrous tool to promote both goodness and dark deeds. This is an era in which a picture does not just equal 1000 words but can turn 1000 ill-informed innocent people into 1000 martyrs.No time to read, no time to research, no time to cross check, not even time to use our brains to think. All reason can be overwhelmed by the thrilling power and the irresistible waves of emotion that a snapshot or a video clip can deliver.

For your information: This is a picture from the Vietnam war, roughly 40 years ago, capturing an investigation of North-Vietnam solders. The 70,000 Muslims residing in Vietnam are not in danger and often harmoniously mix their lifestyles and rituals with Vietnamese tradition and culture.I can imagine my Vietnamese countrymen would not be happy to see this abuse of history and ignorant act, although it may have originally been posted with good intentions. Yes, note this! It is not only the terrorists with their hideous acts that make people discriminate; it is also those who blindly believe that the whole world is against them and thus turn even a friend into a foe.

Tức ói máu khi nhìn thấy tấm ảnh này trên wall nhà mình với cái tiêu đề to tướng: Người Hồi Giáo bị đàn áp ở Việt Nam. Pót lên mạng ngày 23-8, cho đến nay đã có gần 4000 người share, và có lẽ hàng triệu người trên thế giới này đang đinh ninh rằng người Hồi ở VN bị trói chằng tay vào nhau, bắt quỳ xuống đất với dao găm kề vào cổ.

Mạng xã hội khiến ai cũng cảm thấy như mình là một nhà báo quyền lực vô song. Kể cả khi nhà báo ấy ngu dốt, quan điểm sai lạc, hay như kẻ pót cái ảnh này, thì nhìn gà hóa quốc, chỉ nhăm nhăm muốn gào lên cho cả thế gian này biết mình là kẻ bị hãm hại. Rồi thì trong cơn phẫn uất, bạ ai cũng lên án, vô tình biến cả bạn bè thành kẻ thù. Ai bảo chỉ có mấy thằng khủng bố mới làm cho người ta trở nên dị ứng với đạo Hồi?

Nhiều lúc cảm thấy lo lắng vì mình đang sống trong một thế giới mà tốc độ thông tin phát triển quá nhanh khiến người thường không mấy ai đủ thời gian để thích nghi. Một bức ảnh bây giờ không chỉ còn có sức mạnh hơn 1000 con chữ nữa mà còn có thể biến 1000 kẻ ngu xuẩn thành 1000 kẻ sẵn sàng cảm tử. Ở thế hệ You-tube này, chẳng mấy ai còn có thì giờ để đọc, để cân nhắc, chưa nói đến để suy ngẫm. Đập vào mặt một cái ảnh hay một cái clip thì lập tức tình cảm dồn lên đè bẹp tư duy. Loài người bao nhiêu năm qua đúng là cừu vẫn hòan cừu (câu này ai nói quên xừ mất rồi!)

Tái bút: Gần 70.000 người Hồi ở Việt Nam sống chủ yếu ở vùng của đồng bào Chăm. Họ, cũng như đại đa số những người Hồi trên thế giới chẳng khác quái gì đồng loại xung quanh cả. Từ khi du nhập vào VN, người Hồi thậm chí còn hòa quyện tín ngưỡng tôn giáo Hồi vào các dòng tín ngưỡng khác của dân tộc – một đặc điểm chung của rất nhiều nền văn hóa châu Á.

There is Nothing New in Egypt

Egyptian mobile company Mobinil has found an extremely cheap and effective way to advertise itself in Cairo Airport. Shiny billboards welcome foreign tourists and journalists with provocative quotes from USA President Obama — “We must educate our children to become like young Egyptian people,” and former Italian Prime Minister Berlusconi — “There is nothing new in Egypt. Egyptians are making history as usual.”

On the eve of the new government here, the Obama quote echoes one of my favorite sayings: “When people fear authority, we get dictators. When those in authority fear the people, we get democracy.” Although the young Egyptian people that Obama honored are those who started the revolution and ended up empty handed, it is now clear that the new President — be it Shafiq, the ex-regime candidate, or Morsi, the Muslim Brotherhood candidate — must take its people into account. In short, the people don’t want another Mubarak.

For Berlusconi, he (for once, thank God) has a point. Being one of the three oldest civilizations in the world and still standing after 5000 years, making history seems to be the 9 to 5 job of every single Egyptian. Together with the recent court ruling to dissolve the parliament, Egypt is more than ever at a crossroads and is wide open for surprises.

Thán phục hết nước công ty Mobinil của Ai Cập với chiêu quảng cáo vửa rẻ vừa ngon ở sân bay Cairo. Khắp tường trên kính dưới lấp lánh hai câu nói của Tổng Thống Mỹ Obama “Chúng ta phải giáo dục con em mình để chúng giống như những người trẻ tuổi Ai Cập” và của cựu Thủ Tướng Ý: “Có cái gì mới lạ ở Ai Cập đâu. Người Ai Cập chỉ vẫn đang bận bịu với việc tạo dựng lịch sử như chuyện thường ngày ở huyện thôi mà”.

Cái ý của Obama khiến tôi nhớ tới một câu nói tôi từng rất thích (bây giờ thì nhìn với vẻ soi mói hơn là thích): “Chế độ độc tài là khi người dân sợ chính quyền. Chế độ dân chủ là khi chính quyền sợ người dân”. Mặc dù những người trẻ mà Obama vinh danh khởi đầu cách mạng rồi kết thúc trắng tay, có một điều chắc chắn rằng chính quyền mới dù là thân chế độ cũ Shafiq hay Muslim Brotherhood – tổ chức đã cướp diễn đàn của Mùa xuân Ả rập, đều sẽ phải dè chừng người dân hơn.

Về câu nói của Berlusconi, ơn Chúa là ông ta dẫu sao cũng được một lần phun ra vài từ có ý nghĩa (nhận xét có phần hằn học vì bản thân không ưa Berlusconi J). Là một trong 3 nền văn minh lâu đời nhất thế giới, hơn 5000 năm tuổi và vẫn đứng vững vàng, người Ai Cập quả là đáng nể phục. Trước thềm một chính phủ mới, lịch sử Ai Cập lại đứng giữa ngã ba đường, tiếp tục trò chơi ú òa cho thế giới thót tim với vô số điều bất ngờ dấu trong tay áo.